Jerusalem: the key to peace
Giải pháp hòa bình cho Jerusalem
Israel đang chia cắt thủ đô tự trị Jerusalem - thủ đô đã được thống nhất vào năm 1967.
Các thành phố bị chia cắt bởi các bức tường không bao giờ là nơi hạnh phúc. Kể từ cuộc chiến tranh năm 1948 đến 1967, biên giới đình chiến giữa Israel và Jordan chạy qua Jerusalem chia khu bờ tây người Do Thái xuất phát từ phía đông của Arab. Sau khi giành được Jerusalem vào năm 1967, Israel tuyên bố thành phố thống nhất này sẽ là thủ đô mãi mãi của mình. Hiện nay các tấm bê tông và dây thép gai được dựng lên. Lâu nay, "hàng rào an ninh" Israel đang xây dựng xung quanh và chiếm đóng khu bờ tây sẽ chia cắt chính thủ đô của họ. Nhưng theo một phân tích đặc biệt các bức tường mới không khớp với biên giới cũ: nó ăn sâu vào Israel theo các khu ngoại ô mới của người Do Thái mà Israel xây ở phía tây Jerusalem sau năm 1967 và phần lớn thành phố Arab. Nếu bức tường được hoàn thành và các cánh cửa bị đóng, khu Jerusalem của người Arab sẽ bị cắt hẳn khỏi lãnh thổ ở khu bờ tây.
Jerusalem là vấn đề của quyền sở hữu và là nguyên nhân cho một cuộc xung đột sâu rộng hơn. Nó là vấn đề về quyền sở hữu bởi vì các nước Arab và người Do Thái chưa tìm được cách phân chia hay cùng sở hữu mảnh đất này. Tại Jerusalem, tôn giáo và lịch sử đã biến sở hữu chung thành một việc khó khăn đầy cay đắng. Ở đây tôn giáo và chủ nghĩa dân tộc luôn xung đột với nhau. Ngôi đền mang tên Mount mà người Do Thái coi là khu vực linh thiêng nhất cũng là nơi mà các tín đồ đạo hồi coi là thánh đường của mình, nơi mà Muhammad đã dùng một chiếc thang bằng vàng để lên thiên đàng. Mặc dù thế giới đã đề xuất rất nhiều kế hoạch hòa bình nhưng chưa có một tiến triển gì đáng kể. Một kế hoạch chia cắt đã sớm bị thất bại của LHQ đề xuất giải pháp thành phố này sẽ bị quốc tế hóa. Nhưng năm 1948, Israel và Jordan muốn giữ các vùng đất họ giành được trong chiến tranh. Chỉ mới 5 năm qua, Bill Clinton theo các tiêu chí riêng của mình đã đưa ra một kế hoạch phân chia vùng đất này. Thay vào đó là một cuộc chiến mới được hình thành - cuộc nổi dậy mang tên intifada của người Palestine.
Vấn đề tồn tại
Palestine sẽ không có hòa bình nếu vấn đề Jerusalem không được giải quyết. Cùng với số phận của người tị nạn Palestine năm 1948, Jerusalem được coi là trung tâm của cuộc xung đột. Nhưng đó lại là vùng đất chung của 2 quốc gia láng giềng. Cả Israel và Palestine đều cho rằng họ không thể sống thiếu Jerusalem. Vì thế bất cứ một hành động nào chia cắt Israel khỏi Palestine sẽ rất nhạy cảm và tế nhị. Tệ hơn nữa, hành động đó phải được bắt đầu thực hiện với nhận thức rằng một sự chia cắt hoàn toàn là không thể được. Ít nhất là tại Jerusalem, Israel và Palestine phải chịu đựng việc cùng nhau chung sống mãi mãi.
Trong gần 40 năm kể từ 1967, sự nhạy cảm và tế nhị chưa bao giờ có trong khẩu hiệu của Israel tại Jerusalem. Nếu điều đó xảy ra, hầu hết những người Do Thái chính thống tin vào các giáo điều ngăn cấm người Do Thái đến ngôi đền Mount cho đến ngày Chúa cứu thế. Điều này giúp cho người Israel giao quyền điều hành khu thánh đường và các ngôi đền khác cho người theo đạo hồi. Nhưng tại Jerusalem, tất cả các chính sách của Israel là giữ chặt quyền kiểm soát của mình và tạo ra một lập luận không thể thay đổi được. Điều này đòi hỏi việc thiết lập một bản đồ nhân khẩu học về thành phố Jerusalem và đưa người Do Thái vào vùng đất của người Arab theo biên giới trước năm 67 và tạo ra một khu vực rộng lớn cho người Do Thái ở miền bắc, miền đông và miền nam.
Về một khía cạnh nào đó, chính sách này là đúng. Những thay đổi to lớn về bản đồ tự nhiên làm cho chính sách này không thể chia thành phố dọc theo biên giới trước năm 1967. Nhưng trên nhiều phương diện, chính sách này đã thất bại. Phần còn lại của thế giới bao gồm LHQ và Mỹ nói thêm rằng việc thôn tính Jerusalem của Israel và việc đưa người Do Thái vượt qua biên giới cũ là bất hợp pháp. Hơn nữa, mặc dù có những nỗ lực liên tục của người Do Thái xua đuổi người Arab khỏi nhà của họ, việc phân chia đất đai này đã không tuân theo các mong ước. Người Do Thái đã hình thành nên đa số tại Jerusalem kể từ cuối thế kỷ 19. Tuy nhiên, kể từ năm 67, số lượng người Do Thái ở đây đã giảm từ 74% dân số của thành phố thống nhất xuống còn 67%. Và theo các tuyên bố của người Israel, thành phố Jerusalem chưa bao giờ được coi là thống nhất về mặt tinh thần. Người Palestine ở đây từ chối bỏ phiếu bầu cử thành phố và khẳng định tương lai của họ là một phần của nước Palestine độc lập.
0 Comments:
Post a Comment
<< Home