Tuesday, December 12, 2006

Jerusalem: the key to peace

Giải pháp hòa bình cho Jerusalem

Israel đang chia cắt thủ đô tự trị Jerusalem - thủ đô đã được thống nhất vào năm 1967.
Các thành phố bị chia cắt bởi các bức tường không bao giờ là nơi hạnh phúc. Kể từ cuộc chiến tranh năm 1948 đến 1967, biên giới đình chiến giữa Israel và Jordan chạy qua Jerusalem chia khu bờ tây người Do Thái xuất phát từ phía đông của Arab. Sau khi giành được Jerusalem vào năm 1967, Israel tuyên bố thành phố thống nhất này sẽ là thủ đô mãi mãi của mình. Hiện nay các tấm bê tông và dây thép gai được dựng lên. Lâu nay, "hàng rào an ninh" Israel đang xây dựng xung quanh và chiếm đóng khu bờ tây sẽ chia cắt chính thủ đô của họ. Nhưng theo một phân tích đặc biệt các bức tường mới không khớp với biên giới cũ: nó ăn sâu vào Israel theo các khu ngoại ô mới của người Do Thái mà Israel xây ở phía tây Jerusalem sau năm 1967 và phần lớn thành phố Arab. Nếu bức tường được hoàn thành và các cánh cửa bị đóng, khu Jerusalem của người Arab sẽ bị cắt hẳn khỏi lãnh thổ ở khu bờ tây.

Jerusalem là vấn đề của quyền sở hữu và là nguyên nhân cho một cuộc xung đột sâu rộng hơn. Nó là vấn đề về quyền sở hữu bởi vì các nước Arab và người Do Thái chưa tìm được cách phân chia hay cùng sở hữu mảnh đất này. Tại Jerusalem, tôn giáo và lịch sử đã biến sở hữu chung thành một việc khó khăn đầy cay đắng. Ở đây tôn giáo và chủ nghĩa dân tộc luôn xung đột với nhau. Ngôi đền mang tên Mount mà người Do Thái coi là khu vực linh thiêng nhất cũng là nơi mà các tín đồ đạo hồi coi là thánh đường của mình, nơi mà Muhammad đã dùng một chiếc thang bằng vàng để lên thiên đàng. Mặc dù thế giới đã đề xuất rất nhiều kế hoạch hòa bình nhưng chưa có một tiến triển gì đáng kể. Một kế hoạch chia cắt đã sớm bị thất bại của LHQ đề xuất giải pháp thành phố này sẽ bị quốc tế hóa. Nhưng năm 1948, Israel và Jordan muốn giữ các vùng đất họ giành được trong chiến tranh. Chỉ mới 5 năm qua, Bill Clinton theo các tiêu chí riêng của mình đã đưa ra một kế hoạch phân chia vùng đất này. Thay vào đó là một cuộc chiến mới được hình thành - cuộc nổi dậy mang tên intifada của người Palestine.

Vấn đề tồn tại

Palestine sẽ không có hòa bình nếu vấn đề Jerusalem không được giải quyết. Cùng với số phận của người tị nạn Palestine năm 1948, Jerusalem được coi là trung tâm của cuộc xung đột. Nhưng đó lại là vùng đất chung của 2 quốc gia láng giềng. Cả Israel và Palestine đều cho rằng họ không thể sống thiếu Jerusalem. Vì thế bất cứ một hành động nào chia cắt Israel khỏi Palestine sẽ rất nhạy cảm và tế nhị. Tệ hơn nữa, hành động đó phải được bắt đầu thực hiện với nhận thức rằng một sự chia cắt hoàn toàn là không thể được. Ít nhất là tại Jerusalem, Israel và Palestine phải chịu đựng việc cùng nhau chung sống mãi mãi.

Trong gần 40 năm kể từ 1967, sự nhạy cảm và tế nhị chưa bao giờ có trong khẩu hiệu của Israel tại Jerusalem. Nếu điều đó xảy ra, hầu hết những người Do Thái chính thống tin vào các giáo điều ngăn cấm người Do Thái đến ngôi đền Mount cho đến ngày Chúa cứu thế. Điều này giúp cho người Israel giao quyền điều hành khu thánh đường và các ngôi đền khác cho người theo đạo hồi. Nhưng tại Jerusalem, tất cả các chính sách của Israel là giữ chặt quyền kiểm soát của mình và tạo ra một lập luận không thể thay đổi được. Điều này đòi hỏi việc thiết lập một bản đồ nhân khẩu học về thành phố Jerusalem và đưa người Do Thái vào vùng đất của người Arab theo biên giới trước năm 67 và tạo ra một khu vực rộng lớn cho người Do Thái ở miền bắc, miền đông và miền nam.

Về một khía cạnh nào đó, chính sách này là đúng. Những thay đổi to lớn về bản đồ tự nhiên làm cho chính sách này không thể chia thành phố dọc theo biên giới trước năm 1967. Nhưng trên nhiều phương diện, chính sách này đã thất bại. Phần còn lại của thế giới bao gồm LHQ và Mỹ nói thêm rằng việc thôn tính Jerusalem của Israel và việc đưa người Do Thái vượt qua biên giới cũ là bất hợp pháp. Hơn nữa, mặc dù có những nỗ lực liên tục của người Do Thái xua đuổi người Arab khỏi nhà của họ, việc phân chia đất đai này đã không tuân theo các mong ước. Người Do Thái đã hình thành nên đa số tại Jerusalem kể từ cuối thế kỷ 19. Tuy nhiên, kể từ năm 67, số lượng người Do Thái ở đây đã giảm từ 74% dân số của thành phố thống nhất xuống còn 67%. Và theo các tuyên bố của người Israel, thành phố Jerusalem chưa bao giờ được coi là thống nhất về mặt tinh thần. Người Palestine ở đây từ chối bỏ phiếu bầu cử thành phố và khẳng định tương lai của họ là một phần của nước Palestine độc lập.

Tuesday, December 05, 2006

SEC-CFTC: United States Securities and Exchange Commission - Commodity Futures Trading Commission

Khi 20 nhà môi giới và đầu tư chứng khoán gặp nhau tại NewYork dưới gốc cây Buttonwood (một loại cây ở Mỹ) trên phố Wall 15 năm sau ngày độc lập của Mỹ, điều cuối cùng mà họ nghĩ đến là một tương lai mà thị trường chứng khoán sẽ được hợp nhất với một TTCK châu Âu. Thậm chí mới chỉ 40 năm trước, khi lần đầu tiên tôi bắt đầu khởi nghiệp tại thị trường chứng khoán phố Wall, cũng chẳng có ai nghĩ vậy.

Mọi thứ đã thay đổi quá nhiều. Tuy nhiên, hiện nay đang tồn tại một thắc mắc lớn là liệu các cuộc bán đấu giá cổ phiếu của thị trường chứng khoán (TTCK) NewYork đối với thị trường chứng khoán châu Âu có trụ sở đặt tại Paris là một sự phát triển hợp lý. Điều đó có nghĩa là Mỹ sẽ phải tìm cách để theo kịp sự toàn cầu hóa và thay đổi công nghệ đang diễn ra nhanh chóng. Chẳng ai nghi ngờ rằng các ngân hàng lớn nhất và các công ty tài chính của Mỹ bấy lâu nay thực sự là các tổ chức thế giới mà các hoạt động của chúng ảnh hưởng tới các thị trường tiền tệ xuyên quốc gia. Điều tương tự đang ngày một đúng đối với các thị trường chứng khoán trên thế giới. Các thị trường này hiện nay cạnh tranh với nhau về tính hiệu qủa thương mại và đang thâm nhập thị trường vốn cũng như tới các khu vực thị trường sản phẩm từ cổ phiếu và trái phiếu đến các thị trường phát sinh. Phải thừa nhận là, điều này đồng nghĩa với việc chúng đang mở rộng ra thị trường quốc tế.

Trong khi các thị trường vốn và những chủ thể tham gia của nó đang hướng tới mạnh mẽ một thế kỷ mới, hệ thống quản lý mang tính điều tiết của Mỹ đang bị sa lầy cơ bản trong những cải tổ của thời kỳ đại khủng hoảng (1933-1937). Được xây dựng nên từ việc phục hồi của cuộc khủng hoảng năm 1929, những cơ cấu mang tính điều tiết này vẫn phản ánh cách thức các thị trường tài chính và tổ chức tài chính điều hành trong những năm 1930. Trong nhiều thập kỷ qua, mô hình này vẫn giúp nền kinh tế Mỹ hoạt động tốt và tạo ra những thị trường vốn mạnh mẽ trên thế giới. Tuy nhiên, để tiếp tục mang lại môi trường cạnh tranh bình đẳng và mạnh mẽ, bảo vệ và thúc đẩy cải tổ, đã đến lúc phải vượt qua cải cách mang tính chắp và này và sửa đổi hệ thống điều tiết của các thị trường chứng khoán.

Đầu tiên, Mỹ phải giải quyết các xung đột cơ bản về lãi hiện đang tồn tại trên các thị trường chứng khoán Mỹ, các thị trường này muốn tự điều chỉnh và trả lãi cho các cổ đông quan tâm đến thu nhập của mình. Cần phải kết hợp công cụ điều tiết của TTCK NewYork với Hiệp hội các nhà buôn bán cổ phiếu Mỹ và Tổ chức TTCK tương lai (TTCK mua bán sau) của Mỹ để cung cấp chức năng giám sát thống nhất đối với các công ty buôn bán chứng khoán và các công ty kinh doanh tài chính.

Việc góp vốn từ nhiều nguồn khác nhau thành một vốn chung có thể giảm bớt sự bất hiệu quả và chi phí không cần thiết, sắp xếp lại các quyết định điều tiết cho các thị trường biến động nhanh và giúp các tổ chức tự điều tiết có thể tập trung hiệu quả vào rủi ro mang tính hệ thống. Hơn nữa, bước đột phá này nếu được tiến hành cùng một cam kết vững chắc để giải quyết các xung đột về lãi và bảo đảm mức tăng trưởng mạnh mẽ, sẽ giúp ích tất cả các nhà đầu tư lớn nhỏ.

Thứ hai, các nhà hoạch định chính sách cần phải nhận ra rằng việc tách rời luật lệ với hoạt động thị trường và việc hợp nhất các tổ chức tự điều tiết là vẫn chưa đủ. Họ cần phải làm tương tự đối với cấp liên bang và sát nhập ủy ban chứng khoán với ủy ban chứng khoán mua bán sau dựa trên sức mạnh và các biện pháp thực hiện tốt nhất của 2 ủy ban này để tạo ra một tổ chức điều tiết liên bang.

Trong nhiều năm qua, tôi tin rằng việc sát nhập này sẽ có lợi cho các thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, với tư cách chủ tịch UBCK trong những năm 1990, tôi thiết tha kêu gọi kết hợp các chức năng của SEC và CFTC thành một tổ chức duy nhất bởi vì tôi không nghĩ rằng nó khả thi về mặt chính trị trong lúc này. Mặc dù các thị trường chứng khoán đã thay đổi quá nhiều trong thập kỷ vừa qua mà bây giờ sẽ là không khôn ngoan nếu để sự chia cắt này tiếp tục tồn tại. Và với việc ông bộ trưởng ngân khố Mỹ Henry Paulson có những phẩm chất tuyệt vời, ông có thể dùng uy tín và khả năng thuyết phục để giúp giải quyết các tranh chấp mà không thể tránh khỏi đổ vỡ nếu cuộc sát nhập này được thực hiện.

Trong quá khứ, việc điều tiết riêng biệt của TTCK và TTCK mua bán sau (Thị trường tương lai) là có ích vì 2 thị trường này hoạt động hoàn toàn độc lập theo các cách riêng và không phụ thuộc vào nhau. Ngày nay, việc đánh giá rủi ro định tính và định giá rủi ro khác biệt rất lớn so với hình thức pháp lý của một công cụ tài chính cụ thể. Thuật ngữ "quant" (thường được các nhà phân tích định lượng gọi) có thể thay thế một cổ phiếu cho một trái phiếu hay một quyền chọn mua, hay một hợp đồng mua bán sau. Các chứng khoán tổng hợp này - hay còn gọi là chứng khoán phát sinh - là lợi thế điều tiết cơ bản. Trong một thế giới mà những nét đặc biệt của thị trường đang ngày một mờ nhạt, sẽ không hợp lý khi tách các tổ chức mang tính điều tiết ra khỏi các quy định đã lỗi thời.

Điều này không có nghĩa Mỹ nên thành lập một cơ quan siêu điều tiết. Ví dụ chức năng điều tiết ngân hàng của Cục dự trữ liên bang cần phải tồn tại riêng biệt. Việc đưa Cục dự trữ liên bang vào sát nhập thoạt nhìn thì thấy hợp lý nhưng nó lại không có tác dụng. Cách thức điều tiết của Cục dự trữ liên bang nghiên cứu độ an toàn, hợp lý và khác hẳn so với việc tập trung vào các vấn đề động lực phát triển, nghiên cứu rủi ro và bảo vệ nhà đầu tư của SEC và CFTC.

Ngoài việc phản ảnh hợp lý hơn các thực tế của thị trường hiện nay các bộ phận điều tiết TTCK độc lập cũng sẽ phát triển và duy trì vai trò ưu việt của Mỹ trên các thị trường tài chính bằng việc trang bị tốt hơn cho Mỹ tập trung giải quyết trực tiếp các vấn đề điều hòa các cách thức điều tiết toàn cầu. Những vấn đề này trở nên cấp bách. Ngay khi các công ty và các nhà đầu tư trở vươn ra toàn cầu, các chuẩn mực tài chính, các nguyên tắc sát nhập và thực thi pháp luật và việc bảo vệ các nhà đầu tư sẽ là yếu tố quyết định.